Michael Atiyah khẳng định đã chứng minh được giả thuyết Riemann

Ngày 24/9/2018, Michael Atiyah - người từng giành 2 giải thưởng danh giá nhất của Toán học là huy chương Fields và giải thưởng Abel và là một trong những nhà toán học hàng đầu thế giới - đã trình bày cách chứng minh giả thuyết Riemann trong một diễn đàn ở nước Đức. Giả thuyết Riemann là một trong 7 bài toán thiên niên kỉ của viện Toán Clay, bài toán thách thức nhân loại 160 năm qua. Ông sẽ nhận được giải thưởng trị giá 1 triệu USD nếu lời giải của ông được công nhận là đúng.

Ông đã lên sân khấu của Diễn đàn Heidelberg Laureate ở Đức để trình bày công trình nghiên cứu của mình.

Cách giải của Atiyah sẽ cần được các nhà toán học khác xác minh lại, sau đó được xuất bản trước khi nó được chấp nhận hoàn toàn và nhận được giải thưởng 1 triệu đô la từ Viện Toán học Clay của Cambridge.

Atiyah đã sử dụng một “phương pháp tiếp cận hoàn toàn mới” để giải quyết vấn đề. Ông cho rằng mình đã giải được nó.

Markus Possel – nhà vật lý thiên văn học ở Heidelberg, Đức – đã phát trực tiếp bài giảng của Atiyah trên Twitter. Possel cũng giải thích thêm về cách thức giải của Atiyah. Ông viết: “Atiyah nói rằng ông đã sử dụng công trình của John von Neumann và Friedrich Hirzebruch để giúp giải quyết vấn đề”.

Sir Michael Atiyah là ai?

Sir Michael Francis Atiyah, OM, FRS, FRSE (sinh ngày 22 tháng 4 năm 1929) là một nhà toán học người Anh, và được coi là một trong những nhà toán học có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20. Ông lớn lên ở Sudan và Ai Cập, và phần lớn thời gian cho sự nghiệp hàn lâm của mình tại Oxford, Cambridge, và Viện nghiên cứu cao cấp ở Princeton. Ông từng là chủ tịch của Hội Hoàng gia (Royal Society) (1990–1995), hiệu trưởng (master) trường Trinity College, Cambridge (1990–1997), giám đốc (Chancellor) trường đại học Leicester (1995–2005), và là chủ tịch của Hội Hoàng gia ở Edinburgh (2005–2008). Hiện tại ông đã nghỉ hưu và là giáo sư danh dự trường đại học Edinburgh.

Sir Michael Atiyah đã nhận được nhiều giải thưởng trong toán học, bao gồm huy chương Fields năm 1966, huy chương Copley năm 1988, và giải Abel năm 2004.

Giả thuyết Riemann là gì?

Vui lòng đọc lại bài viết đã đăng ở đây: GIẢ THUYẾT RIEMANN.
Đọc thêm về 7 bài toán thiên niên kỉ của viện Clay.

Nguồn tin: Vietnamnet và Wikipedia

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tóm tắt Lý thuyết ba đường conic: Elip, Hyperbol, Parabol

Giải Bài Tập Ôn Tập Chương 1 SGK Hình Học 12 Cơ Bản

Công thức tính diện tích hình phẳng, thể tích vật thể bằng tích phân