Napoléon và Toán học

Tiếp tục với các bài toán nổi tiếng trong lịch sử Toán học, mathvn xin giới thiệu bài viết của TS. Lê Quang Ánh (Hoa Kỳ) về những bài Toán liên quan đến một danh Tướng của nước Pháp và của thế giới: Đại tướng Bonaparte Napoléon.
napoleon va toán học

1. Vòng tròn Napoléon
Trong chiến dịch Ai Cập (1796 – 1797), vị Đại Tướng trẻ tuổi chỉ huy đoàn quân viễn chinh Pháp có tiếp một nhà Toán học Ý tên là Lorenzo Mascheroni. Nhà Toán học Ý biết được ngoài tài quân sự, Napoléon còn ham mê Toán học, nên có thể nhân lúc “trà dư tửu hậu” nhà Toán học bèn đố vị tướng trẻ:
Có một vòng tròn cho sẵn nhưng mất tâm, làm sao chỉ dùng compass thôi mà tìm lại được tâm của nó.
Napoléon thích thú bài toán lắm nhưng chưa thể có ngay câu trả lời.
Trong buổi dạ vũ tại Paris đêm 10 tháng 12 năm 1798, trong số khách tham dự có hai nhà Toán học nổi tiếng, đó là Lagrange – một cận thần của Napoléon – và Laplace, người mà hơn mười năm trước là một trong những giám khảo tuyển Napoléon vào trường Sĩ quan và sau đó là giáo sư của ông tại trường này. Napoléon nói chuyện với hai nhà Toán học về bài toán vòng tròn và nói rằng ông đã có lời giải riêng của mình. Khi ấy Laplace có nói một câu nay vẫn còn truyền lại trong giới quan tâm tới Lịch sử Toán học: “Nous attendions tout de vous, Général, sauf des leçons de Géométrie (Thưa Tướng Quân, chúng tôi có thể chờ đợi ở ngài tất cả, trừ những bài học về Hình học)”.

Xem nội dung đầy đủ trong file PDF dưới đây

Xem thêm: Tỉ số vàng và dãy Fibonacci

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tóm tắt Lý thuyết ba đường conic: Elip, Hyperbol, Parabol

Giải Bài Tập Ôn Tập Chương 1 SGK Hình Học 12 Cơ Bản

Công thức tính diện tích hình phẳng, thể tích vật thể bằng tích phân