Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 8, 2010

Nguyễn Thủy Thanh - BÀI TẬP TOÁN CAO CẤP (3 tập)

Hình ảnh
Bộ sách Bài tập Toán cao cấp của tác giả Nguyễn Thủy Thanh (3 tập) nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội 2006. Download bộ sách Toán cao cấp của Nguyễn Đình Trí (2 tập) 1. Nguyễn Thủy Thanh - BÀI TẬP TOÁN CAO CẤP Tập 1 (Đại số tuyến tính và Hình học giải tích) gồm các phần: Lời nói đầu 1. Số phức 2. Đa thức và hàm hữu tỉ 3. Ma trận - Định thức 4. Hệ phương trình tuyến tính 5. Không gian Euclide Rn 6. Dạng toàn phương và ứng dụng để nhận dạng đường và mặt bậc hai Download tập 1 2. Nguyễn Thủy Thanh - BÀI TẬP TOÁN CAO CẤP Tập 2 (Phép tính vi phân) 7. Giới hạn và liên tục của hàm số 8. Phép tính vi phân hàm một biến 9. Phép tính vi phân hàm nhiều biến Download tập 2 3. Nguyễn Thủy Thanh - BÀI TẬP TOÁN CAO CẤP Tập 3 (Phép tính tích phân. Lý thuyết chuỗi. Phương trình vi phân) 10. Tích phân bất định 11. Tích phân xác dịnh Riemann 12. Tích phân hàm nhiều biến 13. Lý thuyết chuỗi 14. Phương trình vi phân 15. Khái niệm về phương trình vi phân đạo hàm riêng Tài liệu tham khảo Download tập 3

Bài phát biểu của GS Ngô Bảo Châu trong lễ mừng công

Hình ảnh
Xem lại video bài phát biểu của GS Ngô Bảo Châu trong lễ mừng công (29/8/2010, tại trung tâm Hội nghị Quốc gia Việt Nam). ... Tôi xin tâm sự một vài điều. Tôi sinh ra trong kháng chiến chống Mỹ và lớn lên trong hoàn cảnh khá khó khăn của thời kì hậu chiến. Tuy không ai thích thú những chuyện ôn nghèo, kể khổ ta vẫn không thể không nhớ lại những yếu tố đã lập thành con người mỗi chúng ta cả về thể xác lẫn tinh thần. GS Ngô Bảo Châu: "Tôi đã được cộng đồng toán học Việt Nam nuôi dưỡng". Ngay khi còn bé, tôi đã hiểu rằng, bố mẹ đã phải nhịn ăn, nhịn mặc để nuôi tôi khôn lớn. Gần 20 năm trở lại đây tôi sinh sống ở nước ngoài (rất lâu ở Pháp, gần đây ở Mỹ). Tiếp xúc với cuộc sống của người nước ngoài, tôi có hiểu ra một điều rằng, tuổi thơ của tôi và các bạn cùng lứa của tôi có thể thiệt thòi hơn về cái ăn, cái chơi nhưng về học tập thì chưa chắc. Sinh ra trong một gia đình trí thức có truyền thống, việc học hành của tôi luôn là ưu tiên số một của bố mẹ, có lẽ vì bố mẹ là nhà khoa

22 bài giảng luyện thi Đại học môn Toán năm 2011

Hình ảnh
22 bài giảng luyện thi Đại học môn Toán được biên soạn nhằm phân loại các dạng bài tập trong các đề thi Đại học Cao đẳng từ trước đến nay. Mỗi bài giảng là một chuyên đề có ví dụ được giải và phân tích chi tiết, cùng với nhiều bài tập có đáp số: Bài giảng 1: Thể tích khối đa diện Bài giảng 2: Quan hệ vuông góc trong không gian Bài giảng 3: Các bài giảng về tọa độ vectơ trong không gian Bài giảng 4 & 5: Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian Bài giảng 6: Mặt cầu Bài giảng 7: Bất đẳng thức và giá trị lớn nhất – giá trị nhỏ nhất Bài giảng 8: Các bài toán về số phức Bài giảng 9: Xác suất Bài giảng 10: Nhị thức Niuton Bài giảng 11: Các bài toán về tổ hợp, chỉnh hợp và phép đếm Bài giảng 12: Phép tính tích phân và ứng dụng Bài giảng 13: Đường thẳng trong mặt phẳng Bài giảng 14: Đường tròn Bài giảng 15: Ba đường conic Bài giảng 16: Hàm số đa thức Bài giảng 17: Hàm số phân thức Bài giảng 18: Phương trình lượng giác Bài giảng 19: Phương trình và bất phương trình đại số Bài giảng 20: Phươ

Danh sách các trường THPT có học sinh thi Đại học 27 điểm trở lên

Bộ GD-ĐT công bố bảng thống kê về số thi sinh đạt điểm cao trong kì thi ĐH 2010 để giúp các tỉnh có chế độ khen thưởng xứng đáng cho các thí sinh này. DOWNLOAD FILE EXCEL THỐNG KÊ CHI TIẾT Xếp hạng theo Tỉnh/Tp: a.   Tính theo lượt thí sinh: Hà Nội đứng đầu, rồi đến Nghệ An, Thanh Hoá, tp HCM, Thái Bình, Hải Dương … b.   Tính theo tỉ lệ phần vạn: Hải Dương đứng đầu, Hà Nội, Thái Bình. Xếp hạng theo trường: Trường chuyên Phan Bội Châu, Nghệ An đứng đầu về số lượng học sinh đạt 27 điểm trở lên (32 học sinh). Có 43 Tỉnh/tp có thí sinh đạt 27 điểm trở lên. Danh sách chi tiết download theo link ở trên. Dưới đây là các tỉnh có từ 14 học sinh trở lên. 1. Số lượng thí sinh đạt từ 27 điểm trở lên của các tỉnh (thi Đại học 2010) STT Tỉnh/Thành Số lượng 1 TP Hà Nội 172 2 Nghệ An 86 3 Thanh Hóa 68 4 TP Hồ Chí Minh 62 5 Thái Bình 57 6 Hải Dương 49 7 Hà Tĩnh 37 8 TP Hải Phòng 36 9 Bắc Ninh

Ngô Bảo Châu: 15 năm cô đơn với Bổ đề cơ bản

Hình ảnh
Con đường đến với toán học của Ngô Bảo Châu khá gập ghềnh nhưng nếu ông không chọn toán học thì nó cũng chọn ông. Ngô Bảo Châu tâm sự: “Toán không giống với văn. Nếu như ai cũng có thể nhảy vào bình luận, chê bai văn thì lại rất ít người hiểu toán để đánh giá nên tôi có thể âm thầm làm. Như thế đôi khi đạt hiệu quả hơn. Làm văn và làm nghệ thuật đôi khi cũng dễ chịu áp lực làm sao để tác phẩm của mình được công chúng biết đến, còn người làm toán chịu áp lực với bản thân nhiều hơn”. Tóm tắt bổ đề cơ bản của GS Ngô Bảo Châu Cho đến nay, thành tựu giải quyết Bổ đề cơ bản của Ngô Bảo Châu vẫn được cho là công trình vĩ đại đối với một nhà toán học trẻ. Nhưng cái Bổ đề cơ bản của chương trình Langlands ấy cũng nhiều phen làm khổ nhà toán học Việt Nam. Gia đình nhà toán học Ngô Bảo Châu Ông kể: “Năm 1993, khi làm luận án tiến sĩ, tôi đã bắt đầu nghĩ đến chuyện giải quyết bổ đề, dù luận án đó là viết về một công trình khác”. Ngô Bảo Châu từng tâm sự trên blog cá nhân câu chuyện “15 năm

Bổ đề cơ bản Langlands dưới con mắt của JOE

Hình ảnh
Hãy cùng nghe Joe (blogger nước ngoài nổi tiếng nhờ viết blog bằng tiếng Việt) “văn học hóa” hành trình chứng minh “Bổ đề cơ bản” của giáo sư Ngô Bảo Châu, để hiểu một cách chân phương nhất, đời thường nhất những gì nhà toán học đã làm được để đưa anh đến với giải thưởng Fields danh giá. Bài tóm tắt bổ đề cơ bản của GS Ngô Bảo Châu Bổ đề cơ bản và chương trình Langlands Vừa rồi báo chí kể nhiều về giáo sư Ngô Bảo Châu. Bố, mẹ anh làm gì, trước đây anh học ở đâu và được giải thưởng gì. Anh đã nhận giải thưởng Fields ở thành phố nào, được ai trao tặng huy chương. Thậm chí báo chí có nói công trình của anh dày 169 trang (chính xác quá nhỉ!), và tên của nhà xuất bản phát hành tạp chí đã công bố công trình đó. Tuy nhiên, báo chí ít nhắc đến nội dung công việc anh ấy đã làm – công việc khiến anh ấy được chọn là người xứng đáng nhận giải thưởng Fields. “Nói chung anh ấy giỏi toán”, là khái niệm sơ sơ của đa số tác giả viết bài liên quan. Khái niệm đó thường được thể hiện bằng ngô

Biết kết quả giải thưởng Fields 4 ngày trước giờ khai mạc

Hình ảnh
TSKH Vũ Công Lập "Tôi nhận được email từ Tổng thư ký liên đoàn toán học thế giới vào 17h12 ngày 15/8. Vui sướng đến bất ngờ nhưng mặt khác tôi khổ sở vô cùng vì phải cam kết không tiết lộ người đoạt giải", Tiến sĩ Vũ Công Lập, người phát ngôn giải Fields 2010 ở VN chia sẻ với chúng tôi. - Trong việc thông tin về giải thưởng Fields năm nay, ở VN, ông là người đặc biệt khi biết kết quả trước khi công bố tới 4 ngày. Ông có thể chia sẻ thêm về điều này? - Để tuyên truyền cho Liên đoàn toán học, đại hội toán và các giải thưởng thì Liên đoàn toán học phải chọn ra phóng viên tín cẩn ở các nước. Tôi đủ tiêu chí và cũng có duyên khi là người duy nhất ở VN được chọn. Tôi nhận được email từ ông Groetschel, Tổng thư ký liên đoàn toán học thế giới vào 17h12 ngày 15/8. Trong email dài 14 trang, việc Ngô Bảo Châu được vinh danh với huy chương Fields đề cập ở trang 3. Vui sướng đến bất ngờ nhưng mặt khác tôi khổ sở vô cùng vì khi nhận văn bản ấy, tôi phải cam kết không tiết

Ngô Bảo Châu được đề nghị tặng Huân chương Hồ Chí Minh

Hình ảnh
Ngay sau khi giành giải thưởng Fields ("Nobel toán học"),GS Ngô Bảo Châu đã được đề nghị tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh. Xem video Ngô Bảo Châu được trao giải thưởng Fields 2010 Ngô Bảo Châu vừa nhận huy chương Fields vào ngày 19/8 Ông Trần Quang Quý, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết: Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận đã gửi công văn và hồ sơ sang Ban Thi đua khen thưởng Trung ương đề nghị tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh cho GS Ngô Bảo Châu. Đề nghị này đã nhận được sự đồng thuận, nhất trí của Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Khoa học công nghệ Việt Nam và Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước. Bộ GD-ĐT cũng cho biết, sáng 28/8, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Bộ trưởng Phạm Vũ Luận cùng các sinh viên xuất sắc… sẽ ra sân bay Nội Bài để đón GS Ngô Bảo Châu. Tối 29/8, Lễ chào mừng “Giáo sư Ngô Bảo Châu đoạt giải thưởng Fields” sẽ được tổ chức long trọng tại Trung tâm hội nghị quốc gia Mỹ Đình, Hà Nội, được truyền hình trực tiếp trên VTV1 Đài Truyền hình Việt Nam vào lúc 20h. [Đ

4 nhà Toán học được trao huy chương Fields 2010

Hình ảnh
Danh sách 4 nhà Toán học được trao huy chương Fields 2010 (Fields Medal 2010) gồm có: Elon Lindenstrauss (Israel), Stanislav Smirnov (Nga), Cedric Villani (Pháp) và Ngô Bảo Châu (Việt Nam & Pháp). [Như vậy, năm nay nước Pháp có tới 2 công dân đoạt Fields Medal]. Dưới đây là đôi nét sơ lược về cuộc đời khoa học của 4 thiên tài này. 1. Cédric Villani (37 tuổi, Pháp) Bảo vệ luận án tiến sĩ tại: Đại học Lyon (1998) Người hướng dẫn: Pierre-Louis Lions (Huy chương Fields 1994) Hiện tại làm việc tại Viện nghiên cứu Henri Poincaré Giải thưởng: Herbrand Prize (2007), EMS Prize (2008), Fermat Prize (2009) Cédric Villani Cédric Villani sinh năm 1973 tại Brive-la-Gaillarde, Pháp. Villani theo học Toán tại Đại học Lyon và nhận bằng Tiến sĩ tại đây vào năm 1998 với những nghiên cứu về Phương trình Boltzmann và Lý thuyết động lực. Người hướng dẫn của Villani chính là Giáo sư Pierre-Louis Lions (Huy chương Fields năm 1994). Lĩnh vực nghiên cứu của Cédric Villani là Phương trình vi phân, Ph

Ngô Bảo Châu giành giải thưởng Fields 2010 - CHÚC MỪNG

Hình ảnh
Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận huy chương Fields từ Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil. Cả khán phòng ở Hyderabad, Ấn Độ, rộn ràng tiếng vỗ tay khi tên của giáo sư Ngô Bảo Châu được xướng lên là một trong 4 nhà toán học giành giải Fields hôm nay. Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil trao huy chương Fields - giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới - lúc 12:55 hôm nay (giờ Hà Nội). Ngô Bảo Châu là nhà toán học đầu tiên của Việt Nam giành được giải thưởng danh giá này. Lễ khai mạc diễn ra trong buổi sáng nay (19/8/2010 từ 9h30-12h30, giờ Ấn Độ) tại thành phố Hyderabad. Ngồi trên hàng ghế ngay gần đầu trong hội trường có gia đình giáo sư Bảo Châu. Mẹ anh, phó giáo sư Trần Lưu Vân Hiền tươi tắn trong bộ áo dài truyền thống Việt Nam. Người cha - giáo sư Ngô Huy Cẩn - trang nghiêm trong bộ vest tối màu. Cùng với GS Ngô Bảo Châu, đoạt giải Fields lần này còn có các nhà Toán học: Elon Lindenstrauss (Israel), Stanislav Smirnov (Nga) và Cedric Villani (Pháp) . Trái với dự đoán trước đó của nh

Chương trình Langlands và vật lý (Đàm Thanh Sơn)

Hình ảnh
Bài viết "Chương trình Langlands và vật lý" của GS-TS. Đàm Thanh Sơn - một người bạn của Ngô Bảo Châu. Đàm Thanh Sơn là nhà Vật lý trẻ tuổi tài năng của Việt Nam, hiện đang giảng dạy ở ĐH Washington, Mỹ. Trước hết, chúng ta nhắc lại một số thức phổ thông về tương tác điện từ. Chắc ai cũng nhớ định luật Coulomb: hai điện tích và tương tác với nhau bằng lực Nếu va cùng dấu thì đây là lực đẩy, còn nếu và ngược dấu thì nó là lực hút. Ta sẽ viết công thức này theo một cách khác. Do công (tức là năng lượng) = lực quãng đường, thế năng giữa hai hạt đó bằng: Bây giờ giả sử ta giam hai hạt có điện tích ở trong một cái hộp có kích thước mỗi chiều là . Theo công thức trên thế năng của hai hạt là khoảng . Động năng thì là bao nhiêu? Theo lý thuyết lượng tử, khi một hạt bị giam vào một cái hộp như vậy, thì nó không thể nào đứng yên. Nguyên lý bất định của Heisenberg cho biết là xung lượng của hạt này phải lớn hơn , trong đó là hằng số Planck: . Một hạt có xung lượng thì phải